CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN - BÀI SOẠN VĂN 

Ngày 04/01/2021 09:27:21, lượt xem: 2081

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN - BÀI SOẠN VĂN 

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten" trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì 2 nhé!

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN 

(H. Ten) 

“Nếu nhà bác học chỉ thấy con sói ấy là một con vật có hại, thì nhà thơ, với đầu óc  phóng khoáng hơn, lại phát hiện ra những khía cạnh khác. Nhà thơ sẽ thấy con sói  độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà  thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên  nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy-phông dựng một vở kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” 

H. Ten

Câu 1: 

- Xác định bố cục: 

+ Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La phông-ten. 

+ Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten. 

- So sánh các biện pháp lập luận và cách triển khai:  

+ Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy-phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten,  dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten. 

+ Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất  bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.

Soạn văn "Con cò" 

Câu 2: 

+ Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà  khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chân thực.

+ Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng.  Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong  công trình nghiên cứu của một nhà khoa học. 

Câu 3: 

+ Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La  Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp  phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh  gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối. 

+ Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc  điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân  cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể. 

Soạn văn "Mùa xuân nho nhỏ"

Câu 4: 

- Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây  dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có  của loài sói đó là săn mồi.  

- Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với  cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu  non nào đó,… (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật  đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói  được nhân cách hoá dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn. 

Mong rằng bài soạn văn "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

Tin liên quan